Nên sử dụng thuốc trừ sâu sinh học hay thuốc trừ sâu hóa học

Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau nghiên cứu xem thuốc trừ sâu hóa học và sinh học xem loại nào tốt hơn để cùng nhau áp dụng. 

Thuốc trừ sâu sinh học được chiết xuất từ các tinh dầu cây từ những cây có độc dược hoặc mùi hôi khó chịu. Những cây này trong tự nhiên côn trùng ít cắn phá mục đích làm côn trùng khó chịu và bỏ đi.

Được chiết xuất từ những động vật, tảo biển có những chất độc. Người ta sẽ áp dụng công nghệ để chiết xuất ra để xịt lên cây. Vì chiết xuất từ thiên nhiên nên rất tốt cho cây, cây có thể hấp thụ và ít độc cho người và động vật xung quanh.

Nhược điểm: côn trùng chết chậm, nếu côn trùng đậu nhiều trên cây thì khó có thể diệt được kịp thời.

Khi côn trùng chết thì cây trồng cũng đã bị cắn phá rất nặng. Nên lúc này bắt buộc phải dùng thuốc hóa học, khi diệt được rồi thì dùng thuốc trừ sâu sinh học để phòng trừ.

Chủng loại: phổ biến có 3 loại là 

Được chiết xuất từ các công thức hóa học trong phòng thí nghiệm hóa học. Để đạt độ độc nhất định diệt ngay được các côn trùng cắn phá. 

Nhược điểm của nó là độ độc cao, để lại các chất độc tồn dư trong nông sản, đất đai, tài nguyên, con người. Vì thế phải cân nhắc trước khi sử dụng. 

Bình thường thì vẫn nên sử dụng thuốc trừ sâu sinh học. Khi mà vượt ra ngoài sự phản kháng của cây cũng như mức độ bảo vệ của thuốc trừ sâu. Lúc này sẽ chuyển sang sử dụng thuốc trừ sâu hóa học để diệt trừ ngay các côn trùng cắn phá. 

Vì vậy cần quan tâm đến tính trạng cắn phá của sâu hại mà sử dụng thuốc cho phù hợp. Không khuyến cáo chỉ sử dụng thuốc hóa học hoặc thuốc sinh học.

Chủng loại: có nhiều loại như lưu dẫn, tiếp xúc, xông hơi… 

Ví dụ:

Khi xịt cần thay đổi thuốc thường xuyên vì sử dụng dài sẽ gây tình trạng kháng thuốc. Tích tụ nhiều hàm lượng độc trên lá khiến cây bị ngộ độc. 

Nếu thuốc trừ sâu sinh học được chế biến từ các tinh dầu, bộ phận độc của cây trồng. Thì có thể pha chung với thuốc trừ sâu hóa học.

Còn thuốc sinh học chế biến từ xác các sinh vật sống thì không được pha chung. Vì sẽ làm mất tác dụng của thuốc.

Theo tôi thì không nên phối hợp 2 loại thuốc trừ sâu này để đạt hiệu quả tốt hơn. 

1.Mace 75SP hoạt chất acphate 75%, sản phẩm có tính lưu dẫn hiệu lực kéo dài, hiệu quả cao với bọ trĩ, bọ xít muỗi…

2.Selecron 500EC hoạt chất profenofos 50%, sản phẩm có tính tiếp xúc, xông hơi mạnh, diệt hầu hết các loại côn trùng kháng thuốc, thấy ngay hiệu quả sau 1 lần phun.

3.Reagant 3.6EC hoạt chất abamectin 3.6% là thuốc trừ sâu được làm từ thiên nhiên, dễ phối trộn với nhiều hoạt chất khác. Xịt không gây nóng cây, giá thành rẻ, tăng độ bám dính của thuốc bảo vệ thực vật, hiệu lực kéo dài.

4. Ascend 20SP hoạt chất acetamiprid 20% có tính tiếp xúc, vị độc, diệt trừ nhanh nhiều đối tượng như rầy nâu, bọ trĩ. Có thể pha trộn với thuốc khác để tăng hiệu quả.

5.Cymerin 25EC hoạt chất cypermethin 25% là thuốc nhóm cúc tổng hợp, sản phẩm có tính tiếp xúc, vị độc. Diệt trừ nhanh nhiều đối tượng như sâu cuốn lá, sâu đục quả, rầu nâu, bọ trĩ… giá thành rẻ, có thể pha trộn với nhiều loại thuốc khác để tăng hiệu quả.

Bài viết liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *